Sự Khác Biệt & Tinh Tế Trong Trang Phục Truyền Thống Của Người Mông Cổ

Sự Khác Biệt Và Tinh Tế Trong Bộ Trang Phục Truyền Thống Của Người Mông Cổ

Trang phục truyền thống của người Mông Cổ có lịch sử phong phú kéo dài nhiều thế kỷ. Nó được kết nối chặt chẽ với lối sống và đất nước của người Mông Cổ. Theo quy luật, trang phục của người cao tuổi là khiêm tốn và giản dị. Trang phục của phụ nữ thể hiện sự khác biệt giữa trang phục của các cô gái và phụ nữ đã có gia đình. Tủ quần áo của những người du mục tuy nhỏ gọn nhưng có nhiều biến thể để phục vụ các mục đích khác nhau. “Thật đáng kinh ngạc khi quốc gia này phát minh ra quần áo có thể phù hợp với mọi mùa và nhu cầu, được suy nghĩ kỹ lưỡng và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau”. Là một miền đất của sự hoang dã với khí hậu khá lạnh ở vùng cao nguyên, trang phục của họ thường là những trang phục có thể giữ ấm được cho cơ thể. Ngoài ra những bộ trang phục đó cũng cần có sự thoái mái giúp họ có thể linh hoạt trong khi cưỡi ngựa. Trang phục truyền thống thường chỉ được sử dụng trong những ngày tết truyền thống, trang phục bao gồm: áo choàng, thắt lưng, giày cao cổ( boot, ủng), kèm theo đó là những phụ kiện kết hợp giúp cho bộ trang phục thêm phần độc đáo và đa dạng. Nếu có cơ tham gia chuyến du lịch Mông Cổ bạn hãy thử khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống này nhé

4 Phụ Kiện Không Thể Thiếu Trong Bộ Trang Phục Truyền Thống Của Người Mông Cổ

Chiếc Áo Choàng (Deel)

Chiếc áo choàng được người bản địa gọi là Deel, ngoài công dụng giữ ấm trong mùa đông, khi đi ngủ vào bạn đêm hoặc sự linh hoạt khi cưỡi ngựa thì nó sẽ giúp cho họ có thể chống lại việc bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn khi vào hè. Chiếc áo choàng Mông Cổ thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Chủ yếu được làm từ da động vật như : cừu, cáo, sói,… hoặc cũng có thể được làm từ chất liệu vải như: lụa, len, bông và thổ cẩm. Đặc biệt, khi được làm từ lông dê Kashmir là một chất liệu cao cấp với độ giữ ấm gấp 8 lần len thường giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết giá lạnh của vùng du mục. Mỗi nhóm dân tộc sống ở Mông Cổ đều có Deel riêng, được phân biệt bởi kiểu cắt, màu sắc và cách trang trí. Những sự khác biệt này không được người nước ngoài chú ý nhưng đối với người Mông Cổ thì rõ ràng. Sự khác nhau của trang phục được dựa trên tình trạng hôn nhân, độ tuổi, hình dạng của từng vùng mà chỉ có người Mông cổ biết điều này. Đây là món đồ quan trọng trong bộ trang phục truyền thống của người Mông Cổ.
Chiếc áo choàng truyền thống của người Mông Cổ
Có 3 loại deel chính, mỗi loại sẽ được người Mông Cổ sử dụng vào các mùa khác nhau:
– Dan Deel: được làm bằng chất liệu nhẹ, sáng màu và được phụ nữ mặc vào cuối mùa xuân và mùa hè.
– Terleg Deel: là phiên bản độn hơn một chút và dành cho cả nam và nữ.
– Deel mùa đông: deel mùa đông được làm rất dày dặn, dài được lót bằng da cừu hoặc nhiều lớp bông hàng.
Deel cho trang phục hàng ngày có màu xám, nâu hoặc một số màu tối khác, màu trắng. Trong ngày lễ Deel có màu xanh dương tươi sáng, xanh lá cây hoặc lụa màu với một dải lụa màu tương phản dài vài mét.

Nón Kết

Chiếc Nón Đội Đầu Truyền Thống Của Người Mông Cổ
Một trong những mặt hàng đầy màu sắc và nguyên bản nhất của quốc phục Mông Cổ là mũ đội đầu truyền thống. Mũ đội đầu là một trong những phụ kiện nhất định không thể thiếu trong bộ trang phục truyền thống của người Mông Cổ, có đến 400 loại khác nhau, những chiếc mũ khác nhau về hình dạng và mục đích; có những chiếc mũ dành cho người già và trẻ, mùa hè và mùa đông, dành cho nam giới và phụ nữ, những ngày lễ và buổi lễ và những chiếc mũ thời trang và hàng ngày. Chiếc mũ được đánh giá rất cao trong một cuộc gặp gỡ, một người khi không đội mũ trong một cuộc gặp thường sẽ bị đánh giá thấp hơn người đội mũ. Vậy nên ở miền đất của dân du mục này, người dân thường để những chiếc mũ ở những nơi dễ thấy, không để bị nhàu nát mũ. Hình dạng được sử dụng phổ biến ở đất nước này thường mang màu sắc đỏ hoặc xanh là 2 màu sắc thể hiện được quyền uy, sức mạnh của người dân của đất nước Mông Cổ với 32 mũi khâu thể hiện sự thống nhất của 32 bộ lạc người Mông Cổ được điểm xuyến bằng bạc hoặc san hô. Với người Tây Tạng chiếc mũ được sản xuất từ chất liệu lụa cao cấp có hình dáng mũ cao bồi chỉ được sử dụng cho con gái hoặc người đàn ông, người phụ nữ đã lập rồi không được phép đội. Người Mông Cổ chỉ dùng Loovus (mũ chỉ) vào ngày Tết, các lễ hội hay đám cưới hoặc những dịp quan trọng khác. Loại mũ này thường được làm từ da sói hoặc da cáo và có chức năng bảo vệ người sử dụng rất tốt khi tiết trời quá lạnh giá.

Dây Thắt Lưng

Đai Thắt Lưng Của Người Mông Cổ
Dây thắt lưng của trang phục truyền thống này thường dài từ ba đến bốn mét, được làm từ các chất liệu bông, tơ tằm hoặc vải satanh; màu sắc được tùy theo màu của chiếc áo choàng được mặc. Đối với người đàn ông thì chiếc thắt lưng có công dụng nịt bụng giúp tổng thể trang phục được gọn gàng, không gây cản trở khi cưỡi ngựa đi săn và khi ngồi. Đối với người phụ nữ thì chiếc thắt lưng có phần ngắn hơn điểm xuyến cho trang phục thêm phần nổi bật và giúp họ có thể hoạt động dễ dàng hơn trong việc sinh hoạt thường ngày.

Boot

Đôi Boot Trong Bộ Trang Phục Truyền Thống Của Người Mông Cổ
Những đôi bốt khổng lồ này vẫn được mặc ở Ulaanbaatar và đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn. Những đôi bốt là những đôi bốt cao được làm từ “buligar” bằng da dày không thể uốn và phần trên được trang trí bằng những miếng da đính đá. Những chiếc ủng bên phải và bên trái có hình dạng giống nhau. Chúng không có dây buộc hoặc khóa kéo, khiến chúng dễ dàng và nhanh chóng tuột vào hoặc cởi ra khi vội vàng. Và chúng có thể được mặc trong tất cả các buổi với tất nỉ dày thêm vào mùa đông và cởi ra vào mùa hè.

Sự Kiện Trang Phục Truyền Thống Dân Tộc Mông Cổ

Lễ hội và diễu hành trang phục dân tộc Mông Cổ được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2007, nhằm quảng bá các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Mông Cổ trong nước và quốc tế. Đặc biệt nguồn gốc khác nhau của người Mông Cổ, trang phục và văn hóa dân tộc của họ. Hàng ngàn du khách từ mọi miền của đất nước đổ về để tham dự lễ hội lớn tôn vinh trang phục dân tộc. Ngoài ra, các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng được trình diễn trước công chúng. Vào cuối cuộc diễu hành, các đề cử cụ thể được trao cho khách mời mặc đẹp nhất và các cặp đôi mặc đẹp nhất.
Sự Kiện Trang Phục Dân Tộc Truyền Thống Của Mông Cổ
Lễ hội trang phục dân tộc được tổ chức ở Mông Cổ vừa để tôn vinh văn hóa các dân tộc vừa để quảng bá du lịch Mông Cổ đến bạn bè quốc tế.
Ngày nay, trang phục của người Mông Cổ vẫn còn đậm nét đời sống của người bản địa, tôn lên giá trị văn hóa của dân tộc của họ dân tộc truyền thống của Mông Cổ hội tụ trong mỗi con người nơi đây, toát lên từ thần thái của họ cùng những trang phục truyền thống, với ấp ủ mong muốn đón một năm mới yên vui, an lành và thịnh vượng. Am hiều về kinh nghiệm du lịch Mông Cổ là một bước quan trọng để bạn chuẩn bị hành trang cho một chuyến du lịch Mông Cổ đáng nhớ. Con người Mông Cổ có thể tạo ra những điều độc đáo và cách họ cẩn thận giữ gìn trọn vẹn ý nghĩa của chúng cho đến tận ngày nay thật khiến thế giới phải ngưỡng mộ.